5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị “nguyền rủa”

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị “nguyền rủa”

1. Sad Satan

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 1.

Sad Satan là một trò chơi kinh dị bị nguyền rủa có nguồn gốc từ Deepweb. Một kênh Youtube về những bí ẩn rùng rợn đã trở nên nổi tiếng sau khi chia sẻ các đoạn video về trò chơi này. Nó có hiệu ứng âm thanh rất khủng khiếp, nghe giống như tiếng tivi hoặc đài radio khi nhiễu sóng. Người chơi sẽ phải đi qua một con hẻm tối và trong lúc chơi, các hình ảnh kinh dị, thông điệp ma quái sẽ hiện lên. Trong game còn có phân đoạn một cô bé với cơ thể đẫm máu đang la hét, âm thanh lớn đến nỗi khiến hệ thống audio trong tai nghe gặp trục trặc.

Không ai thực sự biết người đã tạo ra trò chơi này. Ngoài việc mang đến một trải nghiệm khủng khiếp với âm thanh rùng rợn và hình ảnh bạo lực, trò chơi này còn lây lan virus, gây hư hỏng dữ liệu và bảo mật máy tính. Nhiều người từng down Sad Satan nói rằng trò chơi này đã khiến máy tính của họ bị trục trặc, thậm chí là hư hỏng vĩnh viễn.

2. Killswitch

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 2.

Killswitch là một trò chơi điện tử cũ, được tạo ra từ thời Liên Xô. Người ta nói rằng có tới 5 đến 10 ngàn bản copy của trò chơi này được bán ra vào thời Liên Xô bắt đầu suy yếu, khoảng năm 1989. Đây là một trò chơi kinh dị mà người chơi phải đánh bại quỷ dữ, quái vật ở một hầm mỏ bỏ hoang. Không ai có thể chứng minh rằng họ đã phá đảo trò chơi này bởi khi hoàn thành, trò chơi sẽ tự xóa ra khỏi máy tính.

Có tin đồn rằng vào năm 2005, một người chơi tên Yamammoto Ryuichi đã chơi Killswitch. Anh đã có lập một kênh Youtube, nhưng kỳ lạ thay kênh Youtube này chỉ có một video duy nhất. Trong video, anh đang nhìn chằm chằm vào máy tính của mình và khóc lóc. Đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy hoặc nghe kể về anh.

3. Berzerk

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 3.

Bezerk là một trò chơi arcade kinh điển với nội dung là trận chiến những con robot. Tuy nhiên, trò chơi này sớm được cho là liên quan tới cái chết của một người đàn ông. Vào năm 1981, Jeff Daily đã chết trong lúc chơi Berzerk. Một năm sau đó, Peter Burkowski cũng chết trước chiếc máy chơi trò chơi này. Theo lời kể, anh mới phá vỡ kỷ lục của trò chơi và ngay khi vừa bước lùi ra với vẻ mặt tự hào, anh ngã gục xuống đất chết.

Cả Peter và Jeff đều chết vì đau tim, trong khi họ đang còn trẻ và có cơ địa khỏe mạnh. Nhiều tờ báo địa phương đã đưa tin về vụ việc này, và từ đó người ta bắt đầu coi Berzerk là trò chơi bị ám.

4. The legend of Zelda: Majora’s Mask

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 4.

Trò chơi này gắn liền với creepypasta về Ben Drowned, kể về một cậu bé tên Ben sau khi chết đuối đã ám vào một bản copy của trò The legend of Zelda. Trò chơi sau đó được truyền đến tay một người khác, khi chạy trò chơi anh ta nhận ra băng lưu trữ của nó đã có chứ sẵn một file tên Ben. Tuy vậy anh ta đã chơi lại từ đầu ở một slot save khác, nhưng kỳ lạ thay tất cả các NPC trong game đều gọi anh ta là Ben. Anh ta đã cố xóa file Ben đi và mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ.

Âm thanh trong game gặp trục trặc, trở nên rời rạc và như được phát ngược lại. Nhân vật của anh ta bị bám theo bởi nhân vật Link – nhưng với nụ cười ghê rợn khác thường. Một thời gian sau, file Ben đã tự khôi phục lại kèm theo một file khác tên “Drown” (chết đuối), ám ảnh người chơi bằng những  cơn ác mộng khủng khiếp. Đây là một trong những creepypasta chân thực nhất, bạn có thể dễ dàng tìm được các đoạn video về trò chơi bị nguyền rủa này trên mạng với nội dung y hệt mô tả trong câu chuyện.

5. Pokemon Red and Green

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 5.

Người ta cho rằng âm thanh của trò Pokemon Red and Green phiên bản Nhật này đã được thay thế trong phiên bản Mỹ, lý do là bởi nó đã khiến hàng trăm đứa trẻ rối loạn thần kinh, thậm chí cố tự sát. Giới truyền thông đã ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em tự tử, tự làm mình bị thương, đau đầu, nôn mửa mà nguyên nhần chính là phần âm nhạc. Các chuyên gia phát hiện ra phần nhạc này đã được thu với tần số có thể gây hại bộ não con người, nhất là trẻ em. Đây chính là nguồn gốc ra đời của hội chứng Lavender.

Trong game còn có sự xuất hiện của một Pokemon kỳ lạ, không được đặt tên mà chỉ được xác định bởi con số 731. Con Pokemon này rất ma quái, đi kèm các hình ảnh chạy liên tiếp. Có khoảng 20 khung hình trong biểu tượng của nó, tất cả đều có chất lượng kém, tuy vậy đã có vài bức ảnh được xác định và nội dung vô cùng kỳ quái. 

5 câu chuyện rùng rợn có thật về những tựa game bị nguyền rủa - Ảnh 6.

Bản nhạc Thị trấn Lavender được chạy trong suốt trận đấu với Pokemon này nhưng gấp 3 lần, và nếu ai đó cố gắng để bắt Pokemon, game sẽ bị treo. Sau khi khởi động lại, màn hình tiêu đề game bị thay đổi, chỉ hiện thị hình ảnh tĩnh và nền nhạc tăng nhanh gấp 10 lần.

Có thông tin cho rằng người sáng tác ra giai điệu ám ảnh này đã tự sát bằng cách treo cổ trong rừng Aokigahara, chỉ để lại một lá thư cho vợ. Con trai của ông ta bị giết bởi một tai nạn trên đoạn đường gần nhà trong trạng thái trần truồng, cơ thể có nhiều vết rạch, sùi bọt mép và chảy máu do xuất huyết não. Trước khi tự sát, người đàn ông này đã đặt tai nghe lên đầu con trai khi cậu bé đang ngủ và bật giai điệu này.

Tắt Quảng Cáo [X]